Khái niệm Hoàng_thái_phi

Trung Quốc

Nhà Tây Hán thành lập, quy định sinh mẫu của các Hoàng tử không kế vị thì đều trở thành Vương thái hậu sau khi con trai được thụ phong tước Vương và ban đất phong ấp. Nhưng kể từ thời Đông Hán và nhất là Tào Ngụy, những người phi tần của Tiên Hoàng đế, mẹ của các tước Vương, dần không trở thành "Vương thái hậu" vì chính sách hạn chế Phiên vương, bọn họ dần chỉ còn được gọi thành Phi để tỏ ý ở dưới mẹ của Hoàng đế là Hoàng thái hậu, do đó có tước hiệu Vương thái phi (王太妃). Ví dụ con trai là "Lâm Giang vương" thì người mẹ chính là "Lâm Giang vương thái phi" mà không phải "Lâm Giang vương thái hậu" như thời Tây Hán. Danh xưng "Hoàng thái phi" này được tạo ra trong thời kỳ mà tước Phi đã được sử dụng phổ biến như vậy. Mục đích của tước xưng này là khi Hoàng đế muốn tôn huy hiệu cho mẹ đẻ, nhưng người mẹ cả trong hoàng thất đã là Hoàng thái hậu, đồng thời triều đình khi ấy không muốn hoặc không chấp nhận việc đồng tôn cùng lúc hai Thái hậu.

Khởi nguồn của danh vị này bắt đầu ở triều đại nhà Tấn, khi Tấn Ai Đế lên ngôi, mẹ ông là Chu quý nhân nên 「"Mẫu dĩ Tử quý"」 mà có tôn xưng long trọng. Câu "Mẫu dĩ tử quý" chính là nói đến người mẹ nên vì con mà hưởng phú quý, tước xưng tôn hiệu chính là phạm trù phú quý của hoàng gia. Nhưng mà khi ấy Hoàng hậu triều trước là Chử Toán Tử đã độc vị Hoàng thái hậu trong hoàng tộc, nên không thể tôn xưng Chu thị làm Thái hậu. Thời Hán và Ngụy, mẹ ruột của Hoàng đế nếu không phải Hoàng hậu thì đều không gia tôn huy hiệu nào, chỉ gia tôn mẹ cả, như trường hợp sinh mẫu của Hán Chương ĐếGiả quý nhân vẫn không có gia tôn, Chương Đế chỉ tôn đích mẫu Minh Đức Mã Hoàng hậu làm Hoàng thái hậu, còn sinh mẫu chỉ được ban đặc quyền đãi ngộ hàng Vương. Bên cạnh đó, mẹ ruột của Hán Linh ĐếĐổng Thái hậu, do bản thân Linh Đế là con thừa tự của Hán Hoàn Đế, nên Đổng thị chỉ được giữ huy hiệu "Hiếu Nhân Hoàng hậu" đến hết đời. Quy định nghiêm ngặt về tước hiệu hoàng gia các triều đại trước nhà Tấn vào lúc ấy, hoàn toàn không có việc xử lý mẹ cả cùng mẹ ruột đồng vị thỏa đáng, thế nên Tấn Ai Đế vì muốn tôn vinh mẹ ruột đành phải cho vời triều thần vào nghị sự về huy hiệu cho mẹ mình. Ban đầu, các quan đầu triều là Thái úy Hoàn Ôn đề nghị nên tấn tôn Chu thị làm 「Phu nhân; 夫人」, còn Thượng thư bộc xạ Giang Bân (江虨) nghị xin tôn làm 「Thái phu nhân; 太夫人」. Tấn Ai Đế đều không nghe, lấy ["Hoàng thái"] kèm theo địa vị Phi, tôn làm 「Hoàng thái phi」, nghi chế đều như Chử Thái hậu[1]. Cũng trong triều nhà Tấn, Phu nhân Lý Lăng Dung là sinh mẫu của Tấn Hiếu Vũ Đế, do vốn chỉ là phi tần nên vào thời điểm khi Hiếu Vũ Đế lên ngôi thì Lý thị chỉ được tôn làm Hoàng thái phi, nhưng nghi thức đều mô phỏng Hoàng thái hậu. Sau đó, Chử Thái hậu mất, mà "Mẫu dĩ Tử quý", Lý thị cuối cùng cũng được tôn làm Hoàng thái hậu[2].

Các triều đại về sau, đa phần vẫn tuân theo việc tôn mẹ cả làm Hoàng thái hậu, còn mẹ đẻ nếu còn sống là Hoàng thái phi. Triều đại nhà Tống có quy luật đích-thứ nghiêm khắc, tuy mẹ đẻ về sau có thể được truy tặng thụy hiệu như một Hoàng hậu, nhưng sinh thời chỉ là Hoàng thái phi, như Chu Đức phi, hoặc phải đợi Đích mẫu qua đời mới được truy tôn, như trường hợp Hướng Thái hậuTrần Quý nghi. Nhưng việc tôn như thế nào cũng là do Hoàng đế. Trong lịch sử cũng có rất nhiều ngoại lệ về thân phận của người mang tước hiệu Hoàng thái phi, như triều Tống Dương Thục phi chỉ là dưỡng mẫu của Tống Nhân Tông, nhưng lần lượt được tôn Hoàng thái phi và cuối cùng trở thành Hoàng thái hậu sau khi Lưu Thái hậu qua đời. Sang thời đại nhà Nam Đường dưới thời Lý Tồn Úc, Hoàng đế thiên vị tôn mẹ đẻ là Trinh Giản Hoàng hậu Tào thị làm Hoàng thái hậu, mà mẹ cả Lưu thị làm Hoàng thái phi[3]. Hoặc lại như Hậu Tấn Xuất Đế kế vị khi bác là Thạch Kính Đường qua đời, tôn bà thím là Hoàng hậu Lý thị (vợ của Kính Đường) làm Hoàng thái hậu, còn mẹ đẻ là Vương phi An thị, tuy vốn là vợ cả, vẫn chỉ là Hoàng thái phi để phân biệt ngôi thứ[4]. Sang thời Tiền Thục, Hậu chủ là Vương Diễn kế vị, tôn mẹ là Từ thị làm Hoàng thái hậu, và em gái của Thái hậu là Thục phi Từ thị làm Hoàng thái phi, lúc này Hoàng thái phi lại là dì của Hoàng đế[5].

Sang đời nhà Minhnhà Thanh, ["Thái phi"] trở thành danh xưng cho các Di sương phi tần của Tiên Đế, về mặt ý nghĩa thì họ không phải "Hoàng thái phi" thật sự, các Hoàng đế đời sau gọi như vậy để tăng phần cung kính mà thôi.

Các nước đồng văn

Tại Việt Nam, lần đầu xuất hiện tước vị này là ở thời đại nhà Lý, Lý Nhân Tông tôn mẹ cả Hoàng hậu Dương thị làm Thượng Dương Hoàng thái hậu, còn mẹ đẻ Ỷ Lan Nguyên phi Lê thị làm Hoàng thái phi. Sau khi Thượng Dương Hoàng thái hậu qua đời, Ỷ Lan trở thành Hoàng thái hậu. Tước vị này tiếp tục xuất hiện vào đời nhà Trần, khi Trần Minh Tông tôn mẹ đẻ là bà Huy Tư Hoàng phi làm Hoàng thái phi, do mẹ cả là Thuận Thánh hoàng hậu vẫn còn sống.

Đời nhà Nguyễn, tôn xưng đích-thứ vẫn giữ, Vua Hiệp Hòa là con của Vua Thiệu Trị, sau khi lên ngôi đã tôn mẹ đẻ là Thụy tần Trương Thị Thận làm Hoàng thái phi, do bà mẹ cả - mẹ của Vua Tự Đức là bà Từ Dụ Thái hậu vẫn đang tại vị. Sau khi Vua Hiệp Hòa bị phế, Thụy tần cũng bị tước đi danh vị. Học phi Nguyễn Văn Thị Hương thời Vua Kiến Phúc từng được đề nghị tôn làm Hoàng thái phi, nhưng nhanh chống bị Vua Đồng Khánh tước bỏ. Thực tế, được tấn tôn đàng hoàng và có nghi lễ chỉ diễn ra thời Vua Khải Định, khi ông tôn mẹ cả Nguyễn Hữu Thị Nhàn là Hoàng thái hậu, tiếp tục tôn mẹ đẻ là Dương Thị Thục làm Hoàng thái phi. Năm Khải Định thứ 8 (1923), tháng 10, nhà Vua quyết định tôn Hoàng thái phi làm Hoàng thái hậu. Để phân biệt Đích-thứ khác biệt giữa hai cung, Hoằng Tông tôn Hoàng thái hậu huy hiệu Khôn Nguyên Hoàng thái hậu (坤元皇太后), còn Hoàng thái phi là Khôn Nghi Hoàng thái hậu (坤儀皇太后). Từ đây danh vị ["Hoàng thái phi"] biến mất khỏi lịch sử Việt Nam.

Tại Nhật Bản, đời trước Thiên hoàng Đề Hồ, vị Hoàng hậu sinh ra Thiên hoàng mới có tư cách được tôn Hoàng thái hậu, còn như Phi sinh ra chỉ được tôn Hoàng thái phi, Phu nhân sinh ra sẽ thành Hoàng thái phu nhân. Sau khi dưỡng mẫu của Thiên hoàng Đề Hồ là Đằng Nguyên Ôn Tử (藤原溫子) làm Hoàng thái phu nhân, lại được trao [Trung cung chức; 中宮職], thì các mẹ của Thiên hoàng không cần thiết đã từng là Hoàng hậu hay chưa, vẫn có thể được tôn làm Hoàng thái hậu.